Hội nghị triển khai xây dựng trung tâm nghề cá lớn

Ngày 23/11/2015, tại Hà Nội, hai Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Vũ Văn Tám và Hoàng Văn Thắng đã chủ trì hội nghị triển khai xây dựng trung tâm nghề cá lớn. Hội nghị có sự tham gia của đại diện 6 địa phương có quy hoạch xây dựng trung tâm nghề cá lớn, các đại diện Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

trung tâm nghề cá

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Việt Nam sẽ xây dựng 6 Trung tâm phát nghề cá lớn. Trong đó, có 5 trung tâm ở vùng khai thác trọng điểm tại: Hải Phòng (ngư trường Vịnh Bắc bộ), Đà Nẵng (biển Đông và Hoàng Sa), Khánh Hòa (ngư trường Nam Trung bộ và Trường Sa), Bà Rịa-Vũng Tàu (ngư trường Đông Nam bộ), Kiên Giang (ngư trường Tây Nam bộ) và một trung tâm phát triển thủy sản tại Cần Thơ (gắn với vùng nuôi trồng thủy sản đồng bằng sông Cửu Long).

Trung tâm nghề cá lớn gồm tổ hợp cảng cá động lực kết nối với hệ thống các hạ tầng kinh tế, xã hội, dịch vụ hầu cần nghề cá, có quy mô cấp quốc gia, tạo động lực hỗ trợ khai thác hải sản, đặc biệt khai thác xa bờ, gắn với các ngư trường trọng điểm.

Mỗi trung tâm nghề cá lớn gắn với mỗi ngư trường trọng điểm có chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức không gian gắn với lợi ích kinh tế, xã hội, tài nguyên, nguồn nguyên liệu; hạ tầng kỹ thuật; có ranh giới và quy chế hoạt động riêng, làm đầu mối sản xuất, thương mại, dịch vụ hậu cần nghề cá trong thể liên hoàn, liên kết để giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh.

Trong đó, cảng cá động lực là các cảng cá loại I, gồm cầu cảng chuyên dụng cho khai thác, tổng hợp, cảng quốc tế, nhà tập kết, phân loại sản phẩm, khu mặt nước, luồng, nhà quản lý, khu dịch vụ…khu nước ngọt, xăng dầu, khu phí thế quan, dịch vụ thương mại. Cùng với đó là các khu chức năng đặc thù, như chế biến thủy sản, sửa chữa, sản xuất ngư cụ, vật liệu vỏ, thiết bị hàng hải, khu neo đậu trú tránh trú bão, trung tâm đăng kiểm nghề cá, kiểm ngư, cứu hộ, cứu nạn. Các cơ sở chuyên ngành, đào tạo, nghiên cứu, tài chính, ngân hàng, trung tâm hội chợ triển lãm.

Tổng cục Thủy sản cho biết, với dự kiến khoảng 14.600 tỷ đồng để xây dựng 6 trung tâm nghề cá lớn, trong đó sẽ có gần 5.250 tỷ đồng từ vốn nhà nước (ngân sách tập trung, trái phiếu Chính phủ và viện trợ ODA); 1.620 tỷ đồng từ vốn đầu tư theo hình thức công tư (PPP), và khoảng trên 7.730 tỷ đồng từ doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong kế hoạch đầu tư công trong 5 năm tới (2016-2020), vốn ngành thủy sản qua Bộ NN&PTNT chỉ gần 1.200 tỷ đồng; vốn Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững hơn 1.600 tỷ đồng. Do vậy, nguồn vốn từ ngân sách rất khó đáp ứng nhu cầu cho xây dựng các trung tâm cảng cá. Vì thế, cần nghiên cứu đề xuất Chính phủ bổ sung một số dự án bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ hoặc cho phép địa phương được phát hành trái phiếu đề đầu tư.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, hiện nguồn vốn ngân sách rất khó khăn nên có thể đề xuất cơ chế, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các Trung tâm nghề cá lớn theo cơ chế hợp tác công tư. Toàn bộ diện tích trên bờ, dưới mặt nước và các dịch vụ trên bờ được quản lý theo quy định của Bộ NN&PTNT.

Tại Hội nghị, các đại biểu đến từ các địa phương cũng đã báo cáo tiến độ quy hoạch và xây dựng trung tâm nghề cá lớn. Đối với Khánh Hòa, hiện đã đưa trung tâm nghề cá lớn vào kế hoạch phát triển kinh tế tại địa phương, đã lập kế hoạch chi tiết của tỉnh, trong đó xác định cảng cá động lực nằm trong Trung tâm (cảng cá Đá Bạc). Bộ NN&PTNT đã phối hợp với tỉnh Khánh Hòa, các bộ và cơ quan liên quan làm rõ các yêu cầu của phía Nhật Bản với chủ trương đầu tư, nâng cấp, mở rộng cảng cá Đá Bạc, để Chính phủ 2 nước đàm phán, nhất trí đưa vào danh mục các dự án được hỗ trợ đầu tư từ nguồn ODA của Nhật Bản, với ngân sách 10 triệu USD và đề xuất các dự án xây dựng các Trung tâm nghề cá lớn trong Kế hoạch đầu tư trung hạn (2016-2020).

Tại Kiên Giang, đã phê duyệt xong đề cương quy hoạch tổng thể, chi tiết Trung tâm Nghề cá, dự kiến khoảng 55 ha với số vốn 55 tỷ đồng. Tuy nhiên vấn đề vốn đang gặp phải khó khăn trong giải quyết ngân sách. Thành phố Đà Nẵng chọn cảng cá Thọ Quang thành cảng trung tâm. Cần Thơ quy hoạch 70 ha mặt bằng gần cảng cá Cần Thơ làm trung tâm nghề cá lớn. Bà Rịa Vũng Tàu quy hoạch 100 ha mặt bằng xây dựng trung tâm.

Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng cho rằng nên huy động tối đa nguồn lực xã hội tham gia xây dựng trung tâm nghề cá lớn nhưng quan trọng nhất vẫn là tính bền vững trong quản lý vận hành sau đầu tư. Có thể vay ODA cho đầu tư công là ưu tiên, nếu không sẽ vay nguồn vốn này cho doanh nghiệp theo hợp tác công tư.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám đề nghị các địa phương bổ sung Trung tâm nghề cá lớn vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương (nếu chưa có). Đây là dự án mới, cần thuê đơn vị tư vấn trong việc lựa chọn vị trí xây dựng cảng cá động lực. Các địa phương cần căn cứ quy hoạch để thực hiện theo đúng tiến độ. Thứ trưởng cũng cho rằng, việc xây dựng Trung tâm Nghề cá lớn là chủ trương, định hướng đã có đầy đủ căn cứ pháp lý cũng như thực tiễn, vì thế các địa phương cần triển khai các công việc chuẩn bị đầu tư đầy đủ và hiệu quả.

Fistenet, 25/11/2015
Đăng ngày 27/11/2015
Thu Hiền
Kinh tế

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 23:31 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 23:31 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 23:31 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 23:31 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 23:31 27/04/2024